Quần tây hay quần âu là một trang phục không thể thiếu trong tủ đồ công sở của cả phái nam và phái nữ. Trang phục này mang tới vẻ ngoài chỉn chu, lịch lãm và sang trọng, giúp tăng thêm sự tự tin và cơ hội hợp tác thành công. Một trong những yếu tố quyết định đến sự sang trọng của trang phục chính là chất liệu vải may quần tây. Hãy cùng CERA Uniform khám phá những chất liệu cao cấp và phù hợp nhất dành cho chiếc quần công sở này nhé.
Chất liệu vải may quần tây cần đáp ứng được các tiêu chí quan trọng về cả hình thức lẫn chất lượng. Đầu tiên, bề mặt vải cần đáp ứng được sự nghiêm túc, sang trọng với độ dày vừa phải và khả năng lên form tốt. Một chất liệu vải quá mỏng, dễ bị vào nếp hay nhăn nhàu sẽ không thể phù hợp để may quần tây.
Thứ hai, về tính chất, chất liệu vải may quần tây cần có được tính co giãn 4 chiều, đảm bảo sự linh hoạt và dễ chịu cho người mặc. Khi mặc quần tây, chúng ta cần có được sự thoải mái tối đa và không bị hạn chế trong việc thực hiện bất kỳ các thao tác nghiệm vụ nào.
Thời gian làm việc tại môi trường văn phòng có thể từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, chính vì thế, chiếc quần tây rất cần tới khả năng thoáng khí hiệu quả, để tránh cảm giác bí bách, khó chịu. Đặc biệt là đối với thời tiết nóng nực, chất vải thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt càng là yêu cầu quan trọng.
Vải tuyết mưa là loại vải tổng hợp từ các loại sợi Nylon, Rayon và Spandex, được bắt nguồn từ Italia. Vải có có một tên gọi khác, ít được biết đến hơn, đó là Ponte Di Roma. Mỗi thành phần chất liệu lại giúp cho vải tuyết mưa có được những tính chất ưu việt riêng. Nilon làm tăng độ bền của sợi vải, Rayon mang đến khả năng thoáng khí tốt và sự mềm mại và cuối cùng, Spandex đem tới sự linh hoạt và đặc tính co giãn tốt.
Vải tuyết mưa sở hữu cấu trúc dệt kim đôi nên có độ ổn định kết cấu tốt, cùng với đó là độ dày và trọng lượng vừa phải, phù hợp cho các loại quần tây, áo vest…
Vải tuytsi có 2 thành phần vải là Spandex và Polyester. Trong khi Polyester đảm nhiệm chức năng giúp vải chống nhăn hiệu quả và trở nên bền bỉ, Spandex lại góp phần tạo ra đặc tính co giãn, mềm mịn và giữ form. Nhờ vậy, vải tuytsi là một trong những chất liệu phổ biến nhất được lựa chọn cho quần tây để tạo được sự chỉn chu, sang trọng và luôn như mới.
Cách chăm sóc và bảo quản vải Tuytsi cũng rất đơn giản, với khả năng chống nhăn tốt, chúng ta có thể gấp quần tây may bằng vải tuytsi mà không phải lo lắng tới việc quần sẽ bị hình thành các nếp gấp.
Vải kate cũng là một chất liệu được sử dụng rất phổ biến cho các đồng phục công sở như áo vest, quần tây, áo sơ mi... Vải kate được tạo ra từ sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi Polyester. Vải kate có ưu điểm thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và tính bền bỉ cao, tổng hợp tất cả các ưu điểm của 2 loại sợi thành phần.
Sự thay đổi về tỷ lệ thành phần giữa 2 loại sợi này tạo ra các dòng vải kate khác nhau. Hai dòng vải kate được dùng nhiều là kate Mỹ và kate Polin. Trong đó, vải kate Polin có hàm lượng cotton nhiều hơn, cao cấp hơn và cũng có giá thành cao hơn.
Vải kaki (Khaki) cũng là một chất liệu rất được yêu thích trong ngành may mặc và đặc biệt phù hợp để may quần tây. Chất liệu này có độ dày và cứng hơn so với nhiều loại vải khác, bề mặt vải tương đối trơn nhẵn, phù hợp với sự lịch lãm, sang trọng cần có của một chiếc quần âu.
Kaki có 2 loại là kaki co giãn và kaki không co giãn. Kaki co giãn sẽ mang lại cảm giác thoải mái, năng động và linh hoạt cho người mặc nhưng lên form sẽ không được đẹp và đứng dáng như kaki không co giãn. Ngược lại, nếu may quần tây bằng kaki không co giãn sẽ có phần gò bó, khó chịu hơn so với kaki co giãn.
Vải cotton chứa thành phần chính là sợi bông tự nhiên nên rất thoáng mát, mềm mại, dễ chịu và thân thiện cho làn da. Để lựa chọn vải cotton làm chất liệu cho quần âu, chúng ta nên chọn loại có thành phần sợi tổng hợp ở mức vừa phải. Như vậy, vải sẽ có thêm độ bền, khả năng chống mài mòn và chống nhăn tốt. Đồng thời, vải cũng không bị quá mềm rủ, làm mất đi form dáng và sự chỉn chu cần có ở một chiếc quần tây.
Một vài lưu ý nhỏ về chất liệu vải may quần tây này, đó chính là vải có thể bị xổ lông và chảy xệ sau một thời gian sử dụng. Do đó, chúng ta cần có chế độ giặt và chăm sóc cẩn thận hơn với quần tây may bằng vải cotton.
Vải umi là loại vải bán tổng hợp, được dệt từ các loại sợi tự nhiên có nguồn gốc từ nứa, gỗ hoặc tre kết hợp cùng sợi nhân tạo. Vải umi có tính ứng dụng cao trong ngành thời trang may mặc và là một chất liệu tuyệt vời cho những chiếc quần tây công sở.
Đặc tính tốt của vải umi là co giãn, thấm hút mồ hôi tốt, bền màu và mềm mại. Bên cạnh đó, loại vải này cũng có các hạn chế như dễ nhăn, dễ bị ẩm mốc.
Vải Sẹc cũng là chất liệu may quần tây không còn quá xa lạ. Ưu điểm của loại vải này là chi phí thấp, không bị xù lông hay bai nhão sau thời gian sử dụng. Nhược điểm là, với thành phần chủ yếu là sợi tổng hợp, vải Sẹc có chất vải bí, không có độ thoáng khí nhiều, cộng với khả năng hấp thụ nhiệt lớn nên dễ gây nóng và bí cho da. Do đó, loại vải này không phù hợp để mặc trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao.
Trên đây là bài viết về các chất liệu vải may quần tây đẹp của CERA Uniforms. CERA Uniforms tin chắc rằng với những thông tin về ưu, nhược điểm của từng loại vải, chúng tôi có thể giúp Quý độc giả dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chất liệu và có được những chiếc quần tây vừa ý nhất. Hẹn gặp lại Quý vị trong những bài viết tiếp theo.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn